.jpg)
Với quan điểm giáo dục của trường mầm non Hoa Anh Đào là luôn tạo ra môi trường tốt nhất để trẻ có thể trải nghiệm thông qua các hoạt động học và hoạt động thể chất. Từ đó, trẻ sẽ hứng thú khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn và phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, tăng khả năng tự lập…
1.CHƯƠNG TRÌNH CỦA BỘ GD & ĐT (7tiết/ 1 tuần)
Nâng cao chất lượng các hoạt động học: Thể chất - Âm nhạc - Tạo hình - Văn học - Toán - Khám phá - Làm quen chữ cái bằng phương pháp trực quan, thực hành, trải nghiệm.

2. PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
Phương pháp Montessori là một phương pháp
giáo dục trong đó coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm
năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở.
Ưu điểm của phương pháp giáo dục Montessori
Phương châm giáo dục của Montessori:
"Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn".
-
Trẻ hình thành kỹ năng xã hội từ rất sớm.
- Trẻ có khả năng cư xử và
suy nghĩ một cách độc lập.
- Trẻ biết làm rất nhiều
công việc từ rất sớm theo cách tìm hiểu và nhận thức của riêng mình.
- Trẻ được học và thực hành
hầu hết các kỹ năng của đời sống hàng ngày như vệ sinh cá nhân, dọn dẹp, giúp
đỡ bố mẹ trong các công việc khác.
- Trẻ được tự khám phá qua
đó tự chơi, tự học và tự định hình về thế giới.
-
Trẻ được giáo dục từ rất sớm về tính nhân văn. Qua đó trong quá trình phát triển
hình thành tính cách hiền hòa, nhân ái và tự chủ
.JPG)
Một giờ học Montessori của trẻ chủ đề Tết Nguyên Đán
3. PHƯƠNG PHÁP REGGIO EMILIA
3.1 Triết lý của phương pháp
Reggio Emilia
Phương pháp này do nhà
tâm lý học người Italy, Loris Malaguzzi (1920–1994) phát triển. Triết lý Reggio
Emilia bắt nguồn từ niềm tin cho rằng mỗi trẻ đều có một tiềm năng lớn và tiềm
năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có. Trẻ tìm hiểu thế giới
xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế
giới. Theo Reggio Emilia, mỗi cá nhân chúng ta đều xây dựng kiến thức của mình
từ những kinh nghiệm thực tế, thông qua những tương tác của mỗi người với môi
trường và xã hội. Trẻ cũng vậy. Trẻ cần được nhà trường và gia đình trao cho cơ
hội để xây dựng kho kiến thức của mình dựa trên trí tò mò tự nhiên của chúng.
3.2. Hiểu thêm về phương
pháp Reggio Emilia
Đối tượng của phương
pháp giáo dục này chủ yếu là những trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Với phương pháp giáo
dục này, môi trường rất được chú trọng. Môi trường là người thầy, cũng chính là
nơi cho trẻ tìm hiểu, cung cấp cho trẻ những công cụ để hiện thực hóa ý tưởng
của mình. Trong phương pháp Reggio Emilia, sự hợp tác giữa các trẻ
được đánh giá rất cao.
Cha mẹ và giáo viên
đều đóng vai trò quan trọng như nhau. Phòng học được thiết kế thân thiện để các
bé cảm thấy như đang ở nhà. Chương trình đào tạo linh hoạt, mục đích để các bài
học diễn ra hết sức tự nhiên như không theo kế hoạch. Các bé có thời gian để
khám phá hoặc tìm hiểu các vấn đề chúng quan tâm. Phương pháp này chủ yếu xây
dựng sự tự tin, giúp trẻ có những suy nghĩ độc lập. Nhìn chung, đây là
phương pháp giúp các bé phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thúc đẩy sáng tạo
dựa trên ba khái niệm: Tôn trọng trẻ, xây dựng mối quan hệ và sức mạnh của môi
trường học tập.
3.3 Các đặc điểm của
phương pháp Reggio Emilia
a. Kích thích sự tò
mò, quan sát của trẻ
Phương pháp này giúp
trẻ khám phá thế giới xung quanh, từ đó tạo nên sự yêu thích tìm tòi, học tập ở
trẻ; giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo qua các hoạt động như
vẽ, nặn, sáng tác tranh; phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm của trẻ;
giúp trẻ biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.
b. Phương pháp học linh
hoạt, không theo khuôn khổ
Trong lớp học Reggio
Emilia, việc học do trẻ quyết định, dẫn dắt. Giáo viên chỉ mang vai trò hướng
dẫn, định hướng. Việc học được thực hiện theo từng dự án, giáo viên chỉ hướng
dẫn và giúp đỡ khi cần thiết. Nhờ vậy, phương pháp này nhấn mạnh và cho trẻ
thấy được tầm quan trọng của việc tự học.
Trẻ được quyền tự đặt
giả thiết và những câu hỏi của riêng chúng, đồng thời trải nghiệm những giả
thiết đó. Trẻ được kích thích so sánh với nguồn tài liệu để tự rút ra một quan
điểm mới. Điều này hoàn toàn trái ngược với các phương pháp giáo dục khác,
chẳng hạn như Montessori, phương pháp học dựa trên một chương trình có cấu trúc
cố định, một bộ công cụ được xác định trước và cung cấp cho trẻ kiến thức quan
trọng của các chủ đề trong một bối cảnh nào đó. Phương pháp Reggio
Emilia giúp trẻ có niềm vui, sự kích thích đối với việc học như thể chúng đang
nghiên cứu một vấn đề mà chúng cảm thấy thú vị.
c. Nâng cao sự đồng cảm
và các kỹ năng xã hội
Phương pháp này cũng
nhấn mạnh đến việc xây dựng các mối quan hệ. Đó không chỉ là mối quan hệ với
đồng trang lứa mà còn ứng dụng với cha mẹ, thầy cô và cộng đồng. Ngoài môi
trường lớp học, gia đình, trẻ còn được dạy để nhận thức sự cần thiết của tất cả
mọi người xung quanh. Nhờ đó, trẻ học được cách cởi mở, tạo mối quan hệ, xây
dựng tình bạn với mọi người để hiểu hơn về họ. Thông qua việc tương tác thường
xuyên, tính cách trẻ sẽ được xây dựng và định hình rõ, giúp chúng có kỹ năng
giao tiếp tốt.
d. Học tập theo nhóm tuổi
Khi vào lớp Reggio
Emilia, trẻ được sắp xếp theo độ tuổi phát triển chứ không trộn lẫn độ tuổi như
trong trường Montessori. Trường Reggio tin rằng khoảng cách tuổi tác sẽ tạo nên
sự phát triển rất lớn về thể chất cũng như tinh thần. Điều này cũng là mặt hạn
chế vì không cho trẻ cơ hội tiếp xúc với những độ tuổi khác nhau. Dù vậy, việc
tương tác sẽ được bù lại khi trẻ đi dã ngoại, tham gia các bài học ngoại khóa.
e. Trẻ em có thể giao
tiếp bằng hàng trăm thứ ngôn ngữ khác nhau
Reggio Emilia giúp trẻ
nói lên được ngôn ngữ riêng của chúng, hiện thực hóa suy nghĩ của chúng bằng
nhiều cách, không chỉ bằng ngôn ngữ. Trẻ thể hiện sự hiểu biết và diễn tả suy
nghĩ cũng như sáng tạo của mình bằng rất nhiều cách khác nhau, thông qua các
bức vẽ và điêu khắc, hay các hoạt động nhảy múa và vận động; thông qua mỹ thuật
và đóng kịch cũng như các mô hình và âm nhạc. Trẻ sử dụng tất cả các giác quan
và ngôn ngữ của mình để học.
Reggio Emilia hướng tới xây dựng công dân toàn cầu.
Reggio giúp trẻ yêu, hiểu và sáng tạo cuộc sống qua cách thiết lập 5 mối quan
hệ sau : hiểu và thể hiện được chính mình. Hiểu và thể hiện lại cuộc sống xung
quanh. Mối quan hệ giữa người với người. Mối quan hệ giữa người và tự nhiên và
mối quan hệ giữa ý tưởng đến sáng tạo.
4. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM
Giáo dục STEM là trang bị cho người học
những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp,
lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà
còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những
con người có năng lực làm việc "tức thì” trong môi trường có tính sáng tạo cao và
sử dụng trí óc có tính chất công việc ít lặp lại trong thế kỷ 21.
Ngoài
những kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, giáo dục STEM còn
cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển tốt
trong thế kỷ 21 như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng
tác, kỹ năng giao tiếp…
5. TIẾNG ANH THỰC HÀNH
Trẻ từ 18 tháng trở lên đều được học tiếng Anh theo chương trình Phonics - Play time - một trong những chương trình nổi tiếng được áp dụng trong nhiều trường mẫu giáo, tiểu học tại Mỹ để giảng dạy và giúp các em nhỏ bước đầu làm quen với ngôn ngữ Tiếng Anh.
6. NGOẠI KHÓA, NĂNG KHIẾU
Trẻ sẽ được học tập các môn năng khiếu, ngoại khóa do các giáo viên chuyên biệt giảng dạy như mỹ thuật, âm nhạc, múa, nhảy vận động, khiêu vũ thể thao, đàn organ, võ...
Các hoạt động này sẽ giúp trẻ phát huy tiềm năng vốn có của mình cũng như phát triển bồi dưỡng cho trẻ.
.jpg)

Bé sẽ luôn có cơ hội tìm hiểu thiên nhiên qua các chuyến đi dã ngoại thực tế
7. GIÁ TRỊ SỐNG:
Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để ta nỗ lực phấn đấu để có được. Học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người. Trường mầm non Hoa Anh Đào ứng dụng 12 giá trị sống được nêu ra bởi UNESCO trong chương trình dạy trẻ gồm: Hạnh phúc, Tôn trọng, Yêu thương, Trung thực, Trách nhiệm, Giản dị, Hòa bình, Khiêm tốn, Tự do, Đoàn kết, Hợp tác, Khoan dung,
8. HOẠT ĐỘNG KHÁC:
* Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 (tháng 3 + 4 + 5) do giáo viên Tiểu học hướng dẫn.
*Tăng cường khả năng thuyết trình qua hoạt động "Show & Tell" (1 tiết/ 1 tuần)
*Tăng cường các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong các hoạt động ngoài trời. (5 tiết/ 1 tuần)
*Tổ chức tốt các buổi thăm quan dã ngoại có chủ đích.
*Tổ chức các sự kiện :
Trung Thu - Khai Giảng – Halloween - Ngày Hội thể thao – Giáng sinh – Ngày hội sáng tạo - Lễ hàn thực – Biểu diễn cuối năm - Vui Tết thiếu nhi 1/6
Ngày hội chơi cát - Giao lưu với khách mời.